P-core và E-core trên CPU intel là gì?

13-03-2024, 3:24 pm

Các bộ vi xử lý CPU trong máy tính đã phát triển qua từng năm, từ những CPU đầu tiên chỉ có 1 lõi xử lý sau đó phát triển lên các CPU lõi kép, lõi tứ, lõi tám.

Gần đây khi intel ra mắt các CPU mới chúng ta bắt gặp các nhân mới của chip intel là P-core và E-core, chúng là loại nhân gì, tác dụng ra sao.

P-core và E-core bắt đầu xuất hiện từ CPU thế hệ 12 của intel, P-core để chỉ các nhân có xung nhịp hiệu năng cao để xử lý các tác vụ nặng, E-core để chỉ các nhân có xung nhịp thấp hơn để xử lý các tác vụ đơn giản và cũng tiêu thụ ít điện năng hơn, điều đó cho thấy intel họ đã thực sự thay đổi về tư duy làm chip.

 Khái niệm cụm nhân to và nhân nhỏ khá mới với chip kiến trúc x86 của intel nhưng không còn xa lạ với chip kiến trúc ARM, đó là kiến trúc big.LITTLE với 2 cụm nhân là cụm hiệu năng cao chuyên xử lý các tác vụ nặng và cụm nhân nhỏ hơn đảm nhận các tác vụ nền, tiêu thụ ít điện hơn tổng thể sẽ cho ra 1 SoC chip có hiệu năng cực tốt trên mỗi W điện mà lại tỏa nhiệt ít hơn.

Các CPU x86 của intel trở về trước cũng đã dùng kiến trúc nhiều lõi xử lý để có thể làm việc đa tác vụ nhưng lại không thực sự hiệu quả khi xử lý những công việc đơn giản, các nhân này có cùng xung nhịp và tiêu thụ điện năng như nhau, khi xử lý các tác vụ phức tạp kèm các tác vụ nền đơn giản, các nhân này cũng chia nhau đồng thời xử lý làm cho CPU ăn nhiều điện hơn và tỏa nhiệt nhiều hơn, nếu bị quá nhiệt cpu sẽ bị hạ xung làm hiệu năng xử lý của máy tính. Apple từ lâu đã nhìn ra vấn đề từ nền tảng chip x86 của intel nhưng cho tới 2020 họ mới có thể hoàn toàn bứt ra được nhờ sự ra đời của Chip SoC cây nhà lá vườn của mình là Apple M1 kết hợp với MacOS đưa hiệu năng máy Mac của họ lên 1 tầm cao mới, những chiếc Macbook chạy CPU m1 có hiệu năng mạnh hơn cả những chiếc Mac chạy core i9, nhưng lại mát hơn đáng kể và cho thời lượng sử dụng pin trên macbook cực khủng.
Phải chăng kiến trúc ARM đã phát triển quá nhanh bỏ lại kiến trúc x86 trên chip PC. Tất nhiên ông lớn Intel không chịu kém khi đã bắt kịp thay đổi trong việc thiết kế chip, P-Core và E-Core ra đời để khắc phục các nhược điểm trước đây trên chip Intel.

 P-core là những lõi mạnh nhất, xung nhịp cao nhất và là cụm lõi chính của CPU chuyên xử lý các tác vụ nặng, các P-core này vẫn kế thừa vi kiến trúc từ các lõi từ thế hệ 11, nghĩa là các P-core vẫn giữ lại công nghệ siêu phân luồng cho phép xử lý tải tốt hơn.

Nhưng trong vi kiến trúc mới của intel thì E-core ( nhân phụ) mới là điều làm nên sự khác biệt, E-core chịu trách nhiệm xử lý các công việc nhẹ, tác vụ nền để P-core rảnh hơn chuyên biệt xử lý các tác vụ nặng,
Theo intel, P-core trên CPU gen 12 của hãng có  hiệu năng tốt hơn 19% cho với các lõi trên thế hệ 11 và E-Core có hiệu năng tốt hơn tới 40% so với các lõi CPU của thế hệ 6 (skylake) các lõi này còn được cải thiện mạnh mẽ với sự ra mắt và kế thừa của CPU intel gen 13 và 14 ( Raptor Lake), tổng thể các CPU đời mới của intel cho hiệu năng trên mỗi W điện tốt hơn và mát hơn đáng kể so với các thế hệ tiền nhiệm.

Sự thay đổi này đã đưa intel tưởng như đã tụt hậu so với AMD trở lại vị thế hàng đầu trong nghành công nghiệp sản xuất CPU cho máy tính.